DetailController

Những điểm mới của Luật Thi đua, khen thưởng 2022

Luật thi đua khen thưởng năm 2022 bao gồm 8 chương, 96 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. So với những văn bản trước đây, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có sự điều chỉnh, bổ sung rất nhiều trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có một số điểm mới sau đây:

1. Bổ sung đối tượng áp dụng tại Điều 2

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung đối tượng của thi đua, khen thưởng là “hộ gia đình”; “tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

2. Về nguyên tắc khen thưởng

So với Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, tại khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung 02 nguyên tắc khen thưởng đó là: “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” và “Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

 3. Thay đổi nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng

Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và xét khen thưởng tại Điều 10; Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 tách ra quy định riêng thành 02 điều: Tại Điều 7 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua bao gồm: “1. Phong trào thi đua; 2. Thành tích thi đua; 3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua”. Như vậy, so với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bỏ căn cứ “Đăng ký tham gia thi đua”. 

Tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 về căn cứ xét khen thưởng đã sử dụng từ “Thành tích đạt được” thay “phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích”; sử dụng từ “Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” thay “trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích”.

4. Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng

 - Bổ sung quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (Điều 24), “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” (Điều 28);

 - Bổ sung quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành không có tư cách pháp nhân (khoản 3 Điều 79);

 - Bổ sung quy định về thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về thi đua, khen thưởng (khoản 3 và khoản 5 Điều 83);

 - Bổ sung trách nhiệm Người đứng đầu phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng (khoản 1 Điều 13), Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng (khoản 6 Điều 83), Cơ quan báo chí (khoản 4 Điều 13);

 - Phân cấp cho Bộ, ban, ngành, tỉnh theo hướng Luật quy định tiêu chuẩn chung đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đồng thời giao Bộ, ban, ngành, tỉnh trên cơ sở quy định chung của Luật, căn cứ đặc điểm, tình hình của từng đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề để quy định cụ thể một số nội dung được giao trong Luật, phù hợp với từng vùng miền, ngành nghề lĩnh vực.

5. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng tại Điều 15:

- Tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

- Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

- Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

6. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 thay đổi (Điều 16) cụm từ “thi đua theo đợt” thành “thi đua theo chuyên đề”; bổ sung quy định về phạm vi thi đua “Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp tổ chức” và thi đua trong “cơ quan, tổ chức, đơn vị” cho phù hợp với công tác tổ chức phong trào thi đua hiện nay.

7. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung thêm một số nội dung tổ chức phong trào thi đua tại Điều 17

- Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.

- Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

8. Đặc biệt, Luật Thi đua, khen thưởng 2022 đã bổ sung quy định đạt Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” là tiêu chuẩn có thể thay thế nếu không có sáng kiến, đề tài, đề án,… (khoản 2 Điều 23).

9. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” tại Điều 25, được quy định cụ thể, gồm 03 loại như sau:

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức.

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức.

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

10. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã sửa đổi quy định về tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh, được chia thành 02 loại:

- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức.

- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

11. Bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu”

12. Thay đổi đối tượng được tặng Huân chương Lao động

Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, đối tượng được tặng Huân chương Lao động ở các hạng bao gồm cá nhân và tập thể, tuy nhiên, theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2022, đối tượng được tặng Huân chương lao động các hạng bao gồm: Cá nhân; Công nhân, nông dân; Doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; Tập thể; Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác; Cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài.

13. Bổ sung nhiều hình thức khen thưởng cho người nước ngoài

Theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, người nước ngoài chỉ được xét tặng “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương hữu nghị”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung nhiều hình thức khen thưởng cho người nước ngoài, cụ thể: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Hữu nghị; Huy chương Hữu nghị; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.       

14. Bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (Điều 66)

 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên; Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng trên do Chính phủ quy định.

Như vậy, so với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 đã bổ sung đối tượng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật khác do Chính phủ quy định.

15. Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” (Điều 96)

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”. Cụ thể như sau: Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên; Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”./.

Phạm Thị Hồng Thanh
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương