DetailController

Quy định pháp luật về niêm yết giá và ý nghĩa thiết thực của niêm yết giá

Theo quy định tại Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực ngày 01/07/2024) thì niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.

          Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Giá năm 2023 quy định: các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

          Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ (Khoản 3 Điều 29 Luật Giá 2023).

          Niêm yết giá là “Một nét văn minh thương mại”, được Pháp luật quy định rõ ràng và mang lại nhiều ý nghĩa cụ thể:

          - Việc niêm yết giá giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, thiết lập trật tự trong hoạt động mua bán, thể hiện nét văn minh thương mại;

          - Góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa những người buôn bán, các cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ với nhau;

          - Niêm yết giá là biện pháp hạn chế việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình biến động thất thường về cung cầu, giá cả thị trường để tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm bất ổn thị trường.

          - Khách hàng sẽ có một tâm thế dễ chịu hơn lúc đi mua hàng hóa khi biết rõ giá của từng sản phẩm.

          - Khách hàng sẽ không bị đưa vào tình huống bị ép mua hàng hoá, dịch vụ có giá cao hơn giá bán vì không có niêm yết giá sẵn, đặc biệt đối với các du khách đi du lịch.

          - Niêm yết giá giúp giá cả hàng hoá được kiểm soát, việc vận hành tổ chức mua bán sẽ trở nên nề nếp và dễ dàng quản lý hơn, thuận tiện cho cả người bán và người mua.

          - Niêm yết giá sẽ là công cụ để cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý giá, góp phần ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

          Theo quy định của pháp luật, hàng hóa dịch vụ trong hoạt động thương mại đều phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đây là một nét “Văn minh thương mại” trong giai đoạn nước ta đã và đang hội nhập thị trường Quốc tế. Nhưng thực tế việc niêm yết giá hiện nay vẫn còn một số nơi chưa được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt và tự giác thực hiện, phần lớn mang tính đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước. Lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cần tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các cơ sở kinh doanh có sai phạm về niêm yết giá để xử lý nhằm mục đích răn đe. Bên cạnh đó để nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, công tác tuyên truyền nói chung, pháp luật về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết nói riêng là cần thiết và không thể thiếu của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh thương mại./.

Một số hình ảnh của công tác tuyên truyền cam kết

Nguyễn Văn Sang
Đội QLTT số 2

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc